Việc vận chuyển hàng hóa Trung Quốc là vấn đề mà các Doanh nghiệp nhập khẩu cần phải suy nghĩ. Trước tình hình siết chặt kinh tế của Trung Quốc, nhiều khách hàng đang thắc mắc: Vận chuyển tiểu ngạch có đỡ chi phí hơn vận chuyển chính ngạch? Vận chuyển như thế nào là an toàn và thuận tiện?... Cùng HPLog trả lời những câu hỏi này nhé!
Phân biệt vận chuyển chính ngạch, vận chuyển tiểu ngạch.
Vận chuyển hàng hóa qua hai đường chính ngạch và tiểu ngạch là hai phương thức phổ biến ở nước ta. Để hiểu rõ ngọn ngành về lĩnh vực vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, chúng ta cần hiểu và phân biệt được thế nào là chính ngạch, tiểu ngạch.
Vận chuyển chính ngạch là quá trình vận chuyển những hàng hóa được xuất nhập khẩu chính ngạch. Sau khi đã ký kết Hợp đồng kinh tế theo Hiệp ước đã quy định theo thông lệ quốc tế, doanh nghiệp giữa các nước sẽ được phép giao dịch và vận chuyển hàng hóa chính ngạch. Hàng hóa được coi là chính ngạch khi đã được kiểm duyệt kỹ lưỡng về chất lượng và đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Vận chuyển tiểu ngạch là hình thức vận chuyển hàng hoá qua lại giữa các nước giáp biên giới với nhau. Hàng hoá được vận chuyển bằng xe tải, đi bằng một con đường khác không đi qua cửa khẩu. Tuy nhiên, vận chuyển tiểu ngạch không phải là vận chuyển chui, hay làm lậu, vẫn là hình thức hợp pháp. Hình thức này phù hợp hơn với các cá nhân, vì đơn giản hóa thủ tục pháp lý, thời gian ngắn.
Lý do Tại sao nên chọn Vận chuyển chính ngạch?
Vì sao bên trên, khi nhắc tới vận chuyển tiểu ngạch HPLog chỉ nói đối tượng cá nhân, hộ gia đình. Bởi vì với kinh nghiệm của mình, chúng tôi luôn hướng Doanh nghiệp đi theo đường vận chuyển chính ngạch.
Đối với Doanh nghiệp, bất kể giao dịch nào cũng cần có hóa đơn đỏ, hóa đơn VAT để nộp thuế. Không phải là hàng lậu hoặc hàng trốn thuế. Ngoài ra cần cung cấp invoice, packing list, hợp đồng mua bán, token đăng ký hợp lệ. Để sau khi vận chuyển sẽ được khấu trừ một phần nào đó về thuế.
Với hàng hóa chính ngạch được cung cấp đầy đủ tờ khai, thủ tục, giấy tờ thông quan…để khi kiểm toán có giấy tờ để bổ sung hợp lệ là hàng hóa chuyển qua nước ngoài. Điều này giúp bạn an tâm khi đối mặt với cơ quan quản lý thị trường. Hàng hóa vận chuyển chính ngạch được vận chuyển bằng container hoặc xe mooc sàn. Khối lượng hàng xuất nhập khẩu có thể lên đến vài chục tấn tùy theo loại cont mà nhà vận chuyển sử dụng. Điều này rất là thuận tiện cho Doanh nghiệp nhập khẩu với khối lượng lớn.
Giá cước vận chuyển chính ngạch lúc nào cũng rẻ hơn tiểu ngạch. Cước phí vận chuyển tiểu ngạch cao hơn chính ngạch từ 1.2 đến 1.5 lần. Do đã bao gồm thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu liên quan hai đầu Việt Nam và nước sở tại.
Ưu, nhược điểm của vận chuyển chính ngạch.
Từ những lý do trên thì ta cũng hiểu được tại sao nên chọn vận chuyển chính ngạch. Tuy nhiên với hình thức vận chuyển nào thì cũng có những ưu, nhược điểm riêng.
Ưu điểm:
- Không lo tắc biên, chính thức về thời gian vận chuyển.
- Dự trù chi phí, không lo hóa đơn ma, có hóa đơn VAT đầu vào minh bạch.
- Được cung cấp đầy đủ các giấy chứng nhận kiểm định, có C/O, C/Q và các giấy tờ liên quan.
- Phương thức vận chuyển đa dạng: AIR , BY TRUCK , BY SEA. Không giới hạn giá trị, số lượng, được các cơ quan bảo vệ khi sảy ra vướng mắc kiện tụng.
Nhược điểm:
Ngoài những ưu điểm trên thì hình thức này cũng có những hạn chế nhất định:
- Phải đóng thuế XNK và thuế VAT làm độn chi phí và cạnh tranh cao, phương thức thanh toán tiền nhân dân tệ (RMB) và đồng tiền USD không nhanh và tiện như tiểu ngạch.
- Hồ sơ chứng từ tương đối khó khăn với doanh nghiệp mới, cơ sở mới tiếp xúc.
- Thời gian vận chuyển lâu hơn so với vận chuyển tiểu ngạch. Vì phải đợi kiểm tra hoặc làm thủ tục ngay tại các cửa khẩu. Chưa tính ngày nghỉ lễ và những thời điểm bị kẹt khẩu.
Những lưu ý khi vận chuyển hàng chính ngạch.
Với bất cứ thị trường nào, Doanh nghiệp cần lưu ý những thông tin sau khi nhập khẩu chính ngạch (Đặc biệt với doanh nghiệp lần đầu nhập khẩu chính ngạch)
- Về công ty: công ty có chức năng nhập khẩu chưa? Có chữ ký số đã đăng ký trên Cục Hải quan để truyền tờ khai chưa?…
- Về thông tin sản phẩm: Tên đầy đủ của hàng hóa (Đặc biệt là mã HS), số lượng hay số kiện hàng, khối lượng, cách đóng gói,…
- Về điều khoản giao hàng chính ngạch: Đây là 2 điều khoản hay được các đơn vị thực hiện khi giao dịch với phí Trung Quốc: Giao hàng lên tàu (FOB) hay giao tới cảng người mua (CIF – tiền hàng, bảo hiểm, cước phí). Ngoài ra còn điều khoản Nhập tại kho của người bán (EXW – giá xuất xưởng),…
- Những thủ tục liên quan trước khi nhập khẩu: Thống nhất Hợp đồng (contract), Hóa đơn thương mại (Invoice), Quy cách đóng gói (Packing list) với người bán (Seller).
- Thanh toán Hóa đơn (Invoice) theo điều kiện thanh toán trong Hợp đồng (Contract) qua ngân hàng được nhà nước cấp phép cho người bán (Seller).
Nhận xét:
Từ những lưu ý trên ta có thể thấy, đa số các Doanh nghiệp, công ty tư nhân khi vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về tới Việt Nam dù là chính ngạch hay tiểu ngạch thì đều gặp những khó khăn nhất định. Từ đối tượng vận chuyển, thủ tục giấy tờ, thủ tục hải quan. Để tối ưu được tất cả những khó khăn trên thì chúng ta nên hợp tác với đơn vị Logistics.
Việc hợp tác cùng Công ty Logistics khi nhập khẩu chính ngạch sẽ giúp cho Doanh nghiêp:
- Tiết kiệm thời gian, nhân lực.
- Thông quan hàng hóa trong thời gian ngắn, không lo tắc biên, mất mát, hỏng hóc.
- Hàng hóa được cung cấp đầy đủ giấy tờ, hợp pháp.