Tin tức

Tìm hiểu về hàng OEM và cách đặt hàng OEM từ Trung Quốc
30 Tháng 06
Đăng bởi:  CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI T&K

Tìm hiểu về hàng OEM và cách đặt hàng OEM từ Trung Quốc

OEM ra đời như một giải pháp cắt giảm chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp và tăng khả năng cạnh...

OEM ra đời như một giải pháp cắt giảm chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa hiểu rõ định nghĩa về OEM. Vậy hàng OEM là gì? Lợi ích khi kinh doanh hàng OEM so với kinh doanh truyền thống?

Hàng OEM là gì?

OEM (Original Equipment Manufacturer) dịch ra Tiếng Việt là nhà sản xuất thiết bị gốc.

OEM là những doanh nghiệp, công ty, nhà sản xuất thực hiện việc sản xuất hàng hóa theo thông số và thiết kế trong đơn đặt hàng từ công ty khác. Những công ty này cần phải đảm bảo hàng hóa được sản xuất ra đúng với các thông số kỹ thuật, hình dáng, màu sắc, tính năng trong yêu cầu.

Phần lớn hàng hóa OEM được sản xuất từ Trung Quốc, được lưu hành rộng rãi và sử dụng phổ biến. Những mặt hàng đồ tiêu dùng, đồ gia dụng là những mặt hàng dễ thấy nhất.

Ngoài ra còn rất nhiều các mặt hàng OEM khác như: đồ điện tử, máy móc, quần áo, ô tô,... được sản xuất với chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Do đó, doanh nghiệp có thể an tâm về chất lượng sản phẩm có thể hoàn toàn đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. 

Cách phân biệt hàng OEM

Có một vài cách để phân biệt hàng OEM với các loại hàng hóa khác như sau:

Giá: Hàng OEM thường rẻ hơn so với các sản phẩm chính hãng. Nếu bạn thấy một sản phẩm giá rẻ hơn so với nhiều mặt hàng tương đương, đó có thể là hàng OEM.

Chất lượng: Hàng OEM thường có chất lượng tương đương với sản phẩm chính hãng nhưng không phải là 100% giống nhau. Tuy nhiên, nếu sản phẩm OEM có chất lượng kém hơn hoặc không đáp ứng được yêu cầu của bạn, đó có thể là hàng hóa đã bị làm giả, làm nhái.

Bao bì và phụ kiện: Hàng OEM thường sẽ được đóng gói trong bao bì khác hoặc không có phụ kiện như sản phẩm chính hãng. 

Nguồn gốc: Nếu sản phẩm không được bán tại các cửa hàng chính hãng hoặc từ các nhà sản xuất chính hãng, đó có thể là hàng OEM. Bạn có thể kiểm tra nguồn gốc của sản phẩm thông qua các kênh bán hàng trực tuyến hoặc hỏi trực tiếp nhà sản xuất.

Lợi ích khi kinh doanh hàng OEM

Điểm khác biệt lớn nhất giữa cách kinh doanh truyền thống và kinh doanh hàng OEM nằm ở khâu sản xuất hàng hóa. Việc đặt hàng sản xuất từ các OEM giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí vào việc đầu tư sản xuất nên giá cả hàng hóa khi đưa ra thị trường sẽ thấp hơn các mặt hàng cùng loại, từ đó gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không cần phải bỏ ra nguồn nhân lực để sản xuất sản phẩm, thay vào đó có thể tập trung vào thiết kế sản phẩm để có một sản phẩm chất lượng nhất.

Kinh doanh hàng OEM giúp doanh nghiệp có thể triển khai nhiều ý tưởng mới, thử nghiệm chất lượng và thay đổi mẫu mã một cách linh hoạt và dễ dàng hơn bởi chi phí sản xuất hàng OEM rẻ hơn rất nhiều so với thông thường.

Việc không phải tốn nhiều nguồn lực và chi phí cho khâu sản xuất hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp tập trung phân bổ nguồn lực cho việc phát triển thương hiệu để có được niềm tin của khách hàng. Ngoài ra việc tập trung phát triển và đảm bảo chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả cũng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp khi bắt đầu đưa sản phẩm tới khách hàng. 

Quy trình đặt hàng OEM từ Trung Quốc

Bước 1: Lựa chọn OEM tại Trung Quốc:

Doanh nghiệp cần nghiên cứu, tìm nhà cung cấp và lựa chọn nhà cung cấp uy tín và phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp. Đây là bước quan trọng bởi việc có được mối quan hệ làm ăn lâu dài với nhà sản xuất có kinh nghiệm và uy tín sẽ đảm bảo được chất lượng sản phẩm và nguồn hàng của doanh nghiệp.

Bước 2: Đàm phán với nhà sản xuất:

Tại bước này, doanh nghiệp sẽ trao đổi và đưa ra những yêu cầu với nhà sản xuất sau đó sẽ được tư vấn về giải pháp cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần cung cấp thông tin về sản phẩm, bao gồm thiết kế, số lượng, thông số kỹ thuật,... sau đó sẽ nhận báo giá từ phía OEM.

Bước 3: Ký kết hợp đồng:

Sau khi đã thống nhất về nhu cầu và phương án sản xuất, hai bên sẽ thỏa thuận về những điều khoản trong hợp đồng và ký kết hợp đồng.

Bước 4: Đặt hàng mẫu:

Sau khi nhận được yêu cầu của doanh nghiệp, các OEM sẽ tiến hành sản xuất sản phẩm mẫu theo các thông số đã được cung cấp nhằm đánh giá để có được sản phẩm cuối cùng hoàn thiện nhất. 

Bước 5: Kiểm tra và duyệt hàng mẫu:

Doanh nghiệp kiểm tra hàng mẫu để có được sản phẩm cuối cùng. Nếu đã hài lòng với chất lượng của hàng mẫu, doanh nghiệp sẽ duyệt sản phẩm để đặt hàng với nhà sản xuất.

Bước 6: Đặt hàng số lượng lớn:

Doanh nghiệp đặt sản xuất hàng số lượng lớn với nhà sản xuất sau khi đã có được sản phẩm cuối cùng.

Bước 7: Kiểm tra chất lượng:

Doanh nghiệp kiểm tra chất lượng lô hàng sau khi sản xuất và có thể thanh toán cho nhà sản xuất.

Bước 8: Nhập hàng về Việt Nam:

Doanh nghiệp làm các thủ tục nhập khẩu lô hàng sản xuất để chuẩn bị lưu hành trên thị trường. 

Viết bình luận của bạn:
zalo Chat Zalo
1900.0060
094.999.1688