Giấy phép xuất khẩu áp dụng cho những loại hàng hóa, sản phẩm nào? Tất cả hàng hóa khi xuất khẩu ra nước ngoài có phải xin giấy phép? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về nhóm mặt hàng cần xin giấy phép khi xuất khẩu nhé!
1. Giấy phép xuất khẩu là gì?
Giấy phép xuất khẩu là văn bản xác nhận cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp được xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Hàng hóa được cấp giấy phép xuất khẩu phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn được phép xuất khẩu. Và có thể vận chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau như: Máy bay, tàu hỏa, xe tải, Container,…
2. Tại sao bạn cần giấy phép xuất khẩu?
Khi xuất khẩu, có khá nhiều mặt hàng cần kiểm soát về số lượng, chất lượng, mức độ an toàn, an ninh quốc gia. Thực hiện đúng các cam kết, hiệp định mà Việt Nam tham gia nhằm bảo đảm an ninh, quốc phòng, sức khỏe, tính mạng của nhân dân, v.v.
Đối với các mặt hàng thuộc danh mục phải xin giấy phép xuất khẩu thì hồ sơ xin phép là hồ sơ bắt buộc phải thực hiện trong quá trình xuất khẩu. Đối với các mặt hàng phải xin giấy phép xuất khẩu Nhà nước được quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018.
Mục đích của việc xin giấy phép xuất khẩu là để chủ thể có nhu cầu xuất khẩu biết được sản phẩm của mình có được phép xuất khẩu ra nước ngoài hay không để thực hiện đúng. Về phía cơ quan nhà nước, quy trình cấp phép xuất khẩu sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý, theo dõi, giám sát và xử lý kịp thời các vi phạm.
3. Nhóm mặt hàng phải xin giấy phép xuất khẩu
Tại Phụ lục III Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định rõ về danh mục hàng hóa phải xin giấy phép xuất nhập khẩu. Cụ thể, nhóm mặt hàng phải xin giấy phép xuất khẩu bao gồm:
- Tân dược: Khi xuất khẩu mặt hàng này, đơn vị cần chuẩn bị đầy đủ chứng từ về đơn hàng và văn bản cam kết. Để tìm hiểu thêm về quy định, thủ tục xuất khẩu thuốc tân dược, đơn vị có thể tham khảo Thông tư số 39/2013/TT-BYT về xuất khẩu, nhập khẩu thuốc dưới hình thức phi mậu dịch.
- Các loại hạt giống: Thủ tục xuất khẩu hạt giống bao gồm có giấy phép kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Kiểm dịch thực vật cấp. Danh mục thực vật phải kiểm dịch trước khi xuất khẩu được quy định tại Thông tư số 40/2012/TT-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Động thực vật: Khi xuất khẩu động, thực vật, đơn vị cần xin giấy phép kiểm tra của Chi cục Kiểm dịch thực vật, Cục Thú y. Danh mục cây trồng, vật nuôi phải xin giấy phép xuất khẩu được quy định tại Thông tư số 40/2013/TT-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ: Ngoài giấy phép xuất khẩu, đơn vị cần xin giấy chứng nhận khử trùng. Các loại gỗ và sản phẩm làm từ gỗ phải xin giấy phép xuất khẩu được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư số 88/2011/TT-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Mẫu khoáng sản: Xuất khẩu mẫu khoáng sản phải có giấy phép khai thác và xuất khẩu. Và kèm theo đó, đơn vị cần gửi công văn xin xuất khẩu hàng hóa đến Cục Hải quan. Mẫu khoáng sản đề nghị cấp phép được quy định tại Thông tư số 41/2012/TT/BCT.
- Mỹ phẩm: Thông tư 06/2011/TT-BYT có quy định về quản lý mỹ phẩm. Theo đó, khi xuất khẩu mỹ phẩm, đơn vị cần làm Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
- Sách, ổ cứng: Sách, báo, ổ cứng trước khi xuất kho sẽ được Sở Thông tin, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiểm tra, giám sát. Chi tiết quy định về xuất khẩu sách, báo, ổ cứng xem tại Nghị định số 32/2012/NĐ-CP.
- Chất lỏng, cát, bột than: Khi xuất khẩu nhóm mặt hàng này, đơn vị cần có công văn gửi hãng hàng không theo quy định an toàn bay của hãng hàng không.
4. Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu
Hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu bao gồm các giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu theo mẫu quy định.
- Bản sao giấy tờ đăng ký thành lập đối với tổ chức, cá nhân xuất khẩu lần đầu.
- Bản sao hợp đồng hoặc một trong các chứng từ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu theo quy định như: Hợp đồng mua bán, đơn đặt hàng, hóa đơn ghi rõ tên hàng,…
Bước 2: Nộp hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu
Sau khi hoàn thiện hồ sơ, đơn vị có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu theo 3 hình thức sau: Nộp hồ sơ trực tiếp, nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc có thể nộp trực tuyến.
Bước 3: Kiểm tra hồ sơ cấp phép và cấp phép nếu đạt yêu cầu
Trường hợp hồ sơ do đơn vị nộp chưa đầy đủ, hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Cơ quan cấp phép sẽ gửi thông báo để cá nhân, tổ chức bổ sung hồ sơ.
Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 07 ngày làm việc. Cơ quan cấp phép sẽ kiểm tra hồ sơ và cấp giấy phép xuất khẩu cho cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp.
Trên đây là danh sách các mặt hàng cần xin giấy phép xuất khẩu mà T&K Logistics muốn chia sẻ đến các đơn vị, doanh nghiệp. Hi vọng qua những chia sẻ về thủ tục xuất khẩu trong bài viết sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho các đơn vị, doanh nghiệp. Hãy thường xuyên theo dõi Simba để cập nhật những kiến thức và thủ tục xuất khẩu mới nhất nhé!