Tin tức

Thủ tục nhập khẩu vải may mặc tất tần tật
17 Tháng 04
Đăng bởi:  CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI T&K

Thủ tục nhập khẩu vải may mặc tất tần tật

Bạn đang muốn nhập khẩu vải may mặc để kinh doanh tại Việt Nam? Bạn đang muốn biết thuế nhập khẩu...

Bạn đang muốn nhập khẩu vải may mặc để kinh doanh tại Việt Nam? Bạn đang muốn biết thuế nhập khẩu vải may mặc tại thời điểm này là bao nhiêu? Thủ tục nhập khẩu vải may mặc thế nào? Tìm hiểu tất tần tật trong bài viết dưới đây!

1. Mã HS của vải may mặc

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nói chung, với bất cứ mặt hàng nào, để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.

Mặt hàng vải may mặc có thể có HS rất đa dạng, kéo dài từ chương 50 đến chương 60. 

  • Chương 50: Tơ tằm
  • Chương 51: Lông cừu, lông động vật loại mịn hoặc loại thô; sợi từ lông đuôi hoặc bờm ngựa và vải dệt thoi từ các nguyên liệu trên.
  • Chương 52: Bông
  • Chương 53: Xơ dệt gốc thực vật khác; sợi giấy và vải dệt thoi từ sợi giấy
  • Chương 54: Sợi filament nhân tạo; sợi dạng dải và các dạng tương tự từ nguyên liệu dệt nhân tạo
  • Chương 55: Xơ, sợi staple nhân tạo
  • Chương 56: Mền xơ, phớt và các sản phẩm không dệt; các loại sợi đặc biệt; sợi xe, sợi coóc (cordage), sợi xoắn thừng, sợi cáp và các sản phẩm của chúng
  • Chương 57: Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác
  • Chương 58: Các loại vải dệt thoi đặc biệt; các loại vải dệt chần sợi vòng; hàng ren; thảm trang trí; hàng trang trí; hàng thêu
  • Chương 59: Các loại vải dệt đã được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp; các mặt hàng dệt thích hợp dùng trong công nghiệp
  • Chương 60: Các loại hàng dệt kim hoặc móc
  • Chương 61: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc
  • Chương 62: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc
  • Chương 63: Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt cũ và các loại hàng dệt cũ khác; vải vụn
  • Chương 61: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc
  • Chương 62: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc
  • Chương 63: Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt cũ và các loại hàng dệt cũ khác; vải vụn

Để xác định được mã HS chính xác cho loại vải nhập khẩu, bạn cần xem xét đến chất liệu của vải. Dựa vào chất liệu và tính chất vải nhập khẩu bạn đối chiếu vào Danh mục hàng hóa trong Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu để tìm mã HS. Theo quy định hiện hành,vải may mặc  không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, vì vậy, công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.

2. Nhập khẩu vải may mặc cần giấy phép gì?

Căn cứ vào thông tư số 21 ( số 21/2017/ TT- BCT)  có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2019, các sản phẩm dệt may thuộc phụ lục I của QCVN: 01/2017/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 21 ( trừ các sản phẩm có mã HS 9619) thực hiện việc công bố hợp quy trước khi sản phẩm đó được đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.

Hồ sơ hải quan nhập khẩu vải may mặc thông thường bao gồm bản scan nộp điện tử hoặc bản gốc của các giấy tờ sau:

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) – Bản sao của doanh nghiệp, với một số chi cục, cần nộp bản gốc khi lô hàng áp dụng thuế ưu đãi đặc biệt với một số form C/O (vd: Form E)
  • Bill of lading (Vận đơn) – Bản sao của doanh nghiệp
  • Giấy giới thiệu – Bản chính
  • Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) – Bản gốc hoặc bản điện tử trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
  • Một số trường hợp, thêm: Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa) – Bản sao của doanh nghiệp
  • Với một số chi cục: thêm Bản Thỏa thuận Phát triển Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp – Bản chính

3. Thuế nhập khẩu vải may mặc

Khi nhập khẩu vải may mặc về Việt Nam, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).

  • Thuế VAT của vải may mặc thường là từ 5-10% 
  • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của vải may mặc hiện hành là 5% – 20% tùy HS
  • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của mặt hàng vải từ Nhật Bản là 0% – 12%.
  • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của mặt hàng vải từ Hàn Quốc là 0% – 20%.
  • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của mặt hàng vải từ Thái Lan/ Indonesia/ Malaysia là 0%

Trong trường hợp vải may mặc được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà hiệp định đưa ra.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục nhập khẩu vải may mặc, hy vọng có thể hữu ích với bạn. Cảm ơn đã theo dõi bài viết và hãy nhớ theo dõi T&K Logistics để biết thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!

Viết bình luận của bạn:
zalo Chat Zalo
1900.0060
094.999.1688