Hồ sơ đăng ký
- Tờ khai hải quan: Khai hải quan trên Tờ khai giấy theo quy định tại Khoản 14 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC. Nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo Mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC.
- Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị xác nhận về giao dịch hàng phi mậu dịch.
Nếu hàng xuất nhập khẩu nằm trong đối tượng miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cần xuất trình thêm các chứng từ sau:
- Văn bản xét miễn thuế của Bộ Tài Chính đối với hàng hóa là quà biếu, quà tặng có trị giá vượt quá định mức miễn thuế quy định.
- Tờ khai xác nhận viện trợ không hoàn lại của cơ quan tài chính theo quy định của Bộ Tài Chính đối với hàng hóa viện trợ không hoàn lại thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT: Nộp 01 bản chính.
- Văn bản ủy quyền (Trường hợp ủy quyền cho người khác nhập): 1 bản chính
- Giấy phép xuất khẩu hàng hóa (Đối với trường hợp xuất khẩu hàng có điều kiện): 01 bản chính. Giấy tờ khác, tùy theo từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.
Trình tự thủ tục nhập hàng phi mậu dịch
Tiếp nhận -> kiểm tra chi tiết hồ sơ -> đăng ký tờ khai hải quan -> Kiểm tra thực tế hàng hóa xác nhận kết quả kiểm tra -> Tính, thu thuế và lệ phí hải quan -> Phúc tập hồ sơ.
Địa điểm làm thủ tục khai báo hải quan là các chi cục hải quan cửa khẩu nơi xuất nhập hàng.
Hàng phi mậu dịch đều phải tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa về hình thức, số lượng, chất lượng theo quyết định của Lãnh đạo Tổng cục Hải Quan định tại Điểm III.2, Mục I, Phần B Thông tư số 112/2005/TT-BTC.
Giá trị hàng nhập xuất phi mậu dịch không lớn quá định mức cho phép của pháp luật Hải Quan.
Nguồn: Luật Dương Gia
Mặc dù hàng mậu dịch và phi mậu dịch có nhiều điểm chung, nhưng thực tế để phân biệt hai loại hàng này cũng không quá khó khăn. Tuy nhiên, thủ tục thông quan cho hai loại hàng này cũng không đơn giản, đòi hỏi sự chuẩn bị và kinh nghiệm. Để làm thực hiện một cách hiệu quả, bạn nên liên hệ với các đơn vị xuất nhập khẩu uy tín để được hỗ trợ.