Inbound Logistics được xem là một khái niệm không mới, xong lại trở nên phổ biến và được đề cập nhiều hơn trong những năm gần đây trong lĩnh vực cung ứng. Đây được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều mặt của doanh nghiệp làm sản xuất và bị tác động bởi hoạt động của chuỗi cung ứng. trong bài viết này, T&K Logistics sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về Inbound Logistics và vai trò của nó trong chuỗi cung ứng.
Inbound logistics là gì? Nhân tố tác động đến inbound logistics?
Inbound Logistics là một chuỗi các hoạt động kiểm soát các nguồn nguyên vật liệu đầu vào (vật liệu thô/ vật liệu bán thành phẩm) từ nhà cung ứng. Inbound Logistics giúp doanh nghiệp nắm rõ thông tin cũng như quản lý được các nguyên liệu đầu vào, từ đó dễ dàng kiểm soát các khâu liên quan đến xử lý vật liệu và sản xuất. Điều này giúp gia tăng đáng kể hiệu suất sản xuất sản phẩm và hạn chế đi những chi phí không thực sự cần thiết.
- Hoạt động Inbound Logistics được tác động bởi một số các nhân tố chính gồm:
- Chính sách toàn cầu hóa thế giới mở ra cơ hội cho hoạt động giao dịch xuyên biên giới trở nên dễ dàng hơn. Doanh nghiệp cũng từ đó có những điều chỉnh quan trọng liên quan đến chuỗi cung ứng, đặc biệt là Inbound Logistics.
- Công nghệ thông tin phát triển thúc đẩy các sàn thương mại điện tử tăng trưởng nhanh chóng dẫn đến doanh nghiệp cần phải thay đổi cách họ sản xuất và bán sản phẩm, từ đó chú trọng hơn cho Inbound Logistics.
Bên cạnh đó, với sự phát triển của AI, doanh nghiệp từ đó hưởng lợi khi áp dụng AI trong các hoạt động phân tích Inbound Logistics để dễ dàng quản ác chuỗi cung ứng/sản xuất/vận chuyển của mình.
Quy trình và những khó khăn của Inbound Logistics
Khi so sánh với các hoạt động khác trong chuỗi cung ứng, Inbound Logistics có phần khác biệt về quy trình. Cụ thể, khi đó đơn đặt hàng thì nguồn nguyên liệu, vốn đã được lưu trữ sẵn trước đó sẽ được vận chuyển đến các nhà máy hoặc các cơ sở sản xuất trực tiếp để tiến hành gia công sản xuất. Dễ dàng nhận thấy rằng, mặc dù đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý hàng hóa nguyên vật liệu, song Inbound Logistics lại có quy trình thực hiện tương đối đơn giản.
Các hoạt động Inbound Logistics tập trung chủ yếu vào việc doanh nghiệp mua, lưu trữ, kiểm soát và lên kế hoạch sử dụng các nguyên vật liệu đó cho hoạt động sản xuất sao cho phù hợp và tối ưu nhất về mặt chi phí và thời gian.
Khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện Inbound Logistics có lẽ đến từ việc:
- Tìm kiếm các nguồn nguyên liệu phù hợp
- Theo dõi lượng hàng hóa tồn kho
- Phân tích hoạt động vận chuyển và tối ưu quá trình vận chuyển hàng hóa/ nguyên liệu
Yếu tố cốt lõi của Inbound Logistics đó là “Đúng lúc”. Điều này được thể hiện qua việc các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu thông qua Inbound Logistics cần được thực hiện theo ba tiêu chí chính:
- Đúng loại hàng hóa
- Đúng số lượng hàng hóa cần thiết
- Đúng thời gian vận chuyển
Việc hoạt động Inbound Logistics không đảm bảo được một trong ba tiêu chí trên có thể khiến nhà máy phải ngừng mọi hoạt động sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Tại sao Inbound logistics lại quan trọng cho doanh nghiệp
Hoạt động chuỗi cung ứng đầu vào, hay Inbound Logistics được xem là một trong những khâu quan trọng nhất trong toàn bộ chuỗi cung ứng doanh nghiệp. Để giải thích cho điều này, thì đó là vì Inbound Logistics là bước ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành của doanh nghiệp sản xuất. Do đó, khi hoạt động Inbound Logistics không hiệu quả sẽ dẫn đến những tổn hại nghiêm trọng như:
- Chậm trễ tiến độ sản xuất/ cung cấp sản phẩm ra ngoài thị trường.
- Chất lượng sản phẩm không được đảm bảo, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
- Tổn thất chi phí, hao tốn nhiều tài nguyên về tiền bạc, thời gian và cả con người.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp triển khai Inbound Logistics hiệu quả thì có thể giúp tối ưu các khoản chi phí kho bãi, vận chuyển. Từ đó giảm chi phí sản xuất, tăng doanh thu bán hàng cũng như là đem đến sự hài lòng cho khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường.