Tin tức

Ngành dệt may Việt Nam đưa ra kịch bản “vượt sóng” trong năm 2023
02 Tháng 05
Đăng bởi:  CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI T&K

Ngành dệt may Việt Nam đưa ra kịch bản “vượt sóng” trong năm 2023

Năm 2022, xuất khẩu dệt may của Việt Nam cán đích một cách đáng ghi nhận khi mang về 44 tỷ USD, t...

Năm 2022, xuất khẩu dệt may của Việt Nam cán đích một cách đáng ghi nhận khi mang về 44 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, bước sang năm 2023, ngành dệt may Việt Nam được dự báo sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do nhu cầu thế giới chưa có tín hiệu phục hồi. Do đó, hầu hết doanh nghiệp đều phải xây dựng các kịch bản ứng phó để “vượt sóng”.

Nhận định những khó khăn

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, năm 2022 là năm "đầu xuôi đuôi chưa lọt" đối với ngành dệt may Việt Nam khi thị trường nửa năm đầu tăng trưởng “quá nóng”, cuối năm lại rơi vào tình trạng “nguội lạnh”. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, ngành dệt may đã có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 15 năm trở lại đây, mức tăng 35-40%. Song bước sang 2 quí cuối năm 2022, đơn hàng quay đầu sụt giảm mạnh, có đơn vị giảm tới 70-80% đơn hàng.

Nhận định những khó khăn

Nhìn lại năm 2022, các doanh nghiệp trong ngành dệt may cũng cho biết, có 2 giai đoạn rõ rệt: 6 tháng đầu năm không khí phấn khởi khi xu hướng đặt hàng tăng mạnh, đặc biệt diễn ra trong suốt quí I, nhiều doanh nghiệp không đủ lực lượng lao động để làm, phải thường xuyên tăng giờ làm hoặc chuyển cho các đơn vị khác thực hiện gia công để kịp tiến độ giao hàng. Ở quí II, mức tăng trưởng bắt đầu chậm hơn nhưng vẫn tích cực.

Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm sự sụt giảm từng bước nặng nề hơn, một phần do sức mua đã tăng mạnh trong nửa đầu năm, nhưng phần quan trọng hơn do tình hình lạm phát tại nhiều quốc gia, tâm lý người tiêu dùng bất an khiến cầu đột ngột co rút.

Các kịch bản "vượt sóng"

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn đặt ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2023 tăng cao hơn mức đạt kỷ lục của năm 2022. Cụ thể, ngành đặt ra hai kịch bản tăng trưởng. Theo đó, kịch bản tích cực là xuất khẩu dệt may có thể đạt 47 - 48 tỉ đô la và kịch bản kém tích cực hơn là đạt khoảng 45 - 46 tỉ đô la, tức vẫn cao hơn mức hơn 44 tỉ đô la của năm 2022.

Các kịch bản "vượt sóng"

Trong điều kiện kịch bản thuận lợi, những bất ổn từ thị trường thế giới có thể được kiểm soát, ngành may mặc dự báo hết quí I năm 2023 mọi việc sẽ phục hồi. Vì vậy, kịch bản 47-48 tỉ đô la có thể thành hiện thực. Tuy nhiên, kịch bản 2 ít thuận lợi khi thị trường phục hồi vào nửa cuối năm 2023 - mức độ tăng trưởng vào khoảng 4,5% và cán mức ở mức 45 tỷ USD.

Bên cạnh đó, động lực để các nhãn hàng tìm đến thị trường Việt Nam là các chương trình phát triển bền vững, xanh hóa, quản trị số, kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Đây là giải pháp để thúc đẩy, giữ ổn định và phát triển tại Việt Nam; đặc biệt là sự khuyến khích doanh nghiệp dệt may phát triển bán hàng theo thiết kế, sáng tạo, giảm thiểu làm hàng gia công cho đối tác.

Tăng cường đẩy mạnh phát triển bền vững, xanh hóa

Để tăng khả năng cạnh tranh, ngành may mặc Việt Nam cần ưu tiên khả năng cung ứng trọn gói, sản xuất được cả sợi, vải và may; tiên phong sản xuất sản phẩm xanh, sản phẩm tái chế để thúc đẩy xuất khẩu sang các nước châu Âu. Vì vậy, Việt Nam cần kiên trì định hướng sản xuất theo chuỗi nâng cao tỷ lệ sản phẩm xanh; Kiên trì bám sát khách hàng, bám sát thị trường, phản ứng linh hoạt với thị trường và đảm bảo việc làm cho người lao động; bảo vệ nguồn lực doanh nghiệp để chống chọi trong bối cảnh khó khăn có thể kéo dài…

Tuy nhiên, trước mắt để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện nay, Vitas đưa ra kiến nghị lên Chính phủ và các bộ, ngành, cân nhắc việc giảm thuế hoặc hoãn thuế cho doanh nghiệp trong năm 2023. Cùng với đó, tìm các nguồn tài chính cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp để duy trì sản xuất, giữ ổn định lao động.

Viết bình luận của bạn:
zalo Chat Zalo
1900.0060
094.999.1688