1. Hiệp định thương mại là gì?
Hiệp định thương mại có tên tiếng Anh là Trade Agreement, là văn bản mang tính chất pháp lý quốc tế, dựa trên nguyên tắc là thỏa thuận và đảm bảo những lợi ích của nhau nhằm thực hiện các hoạt động kinh tế, thương mại. Từ hiệp định thương mại này, các quốc gia cùng thỏa thuận tìm kiếm những điều kiện nhằm hướng đến mục tiêu thương mại quốc tế của quốc gia đó.
2. Vai trò của các hiệp định thương mại
Hiệp định thương mại đóng góp nhiều vai trò quan trọng trong lĩnh vực kinh tế thương mại của quốc gia.
- Tạo ra hành lang pháp lý trong quan hệ thương mại song phương hoặc đa phương.
- Giảm hoặc loại bỏ thuế quan nếu đủ điều kiện, giảm bớt các rào cản thương mại đối với hàng nhập khẩu
- Bảo vệ các lợi ích cạnh tranh ở các quốc gia khác, mang lại cho sản phẩm của bạn lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm từ các quốc gia khác.
- Tăng cường pháp quyền ở quốc gia hoặc các quốc gia đối tác, hợp tác chính sách giữa các quốc gia.
- Mang lại lợi ích cho người tiêu dùng từ việc đa dạng mặt hàng, loại hàng, chất lượng hàng cải thiện tốt hơn, chi phí ưu đãi hơn.
- Tiết giảm các chi phí thương mại
Ngoài ra, hiệp định thương mại còn mang lại các lợi ích như:
- Khuyến khích đầu tư
- Cải thiện nền kinh tế và phúc lợi xã hội
- Tạo việc làm
- Nâng cao mức sống cho người dân trong nước.
3. Thông tin về các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký
Hiệp định thương mại tự do (FTA) là bản thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều quốc gia nhằm giảm bớt các rào cản đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các quốc gia đó. Đồng thời các quốc gia đồng ý về trách nhiệm và nghĩa vụ tác động đến thương mại hàng hóa và dịch vụ hay các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ của quốc gia. Theo chính sách FTA, hàng hóa và dịch vụ có thể được mua và bán xuyên biên giới quốc tế với rất ít hoặc không có thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp hoặc cấm đoán của chính phủ nhằm ngăn cản việc trao đổi mua bán.
Dưới đây là một số Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết và thực thi:
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), gồm 10 nước ASEAN: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam được ký vào ngày 28/01/1992 tại Singapore, có hiệu lực từ ngày 1/1/1993.
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), gồm 11 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Trung Quốc bao gồm các hiệp định:
- Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện được ký vào ngày 04/11/2002 tại Phnom Penh, Campuchia, có hiệu lực từ ngày 1/1/2005.
- Hiệp định về Thương mại Hàng hóa được ký vào ngày 29/11/2004 tại Lào, có hiệu lực từ tháng 7/2005.
- Hiệp định về Thương mại Dịch vụ được ký vào ngày 14/01/2007 tại Cebu, Philippines, có hiệu lực từ 01/07/2007.
- Hiệp định về Đầu tư được ký vào ngày 15/08/2009 tại Bangkok, Thái Lan, có hiệu lực từ tháng 2/2010.
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) gồm 11 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Ấn Độ bao gồm các hiệp định:
- Thỏa thuận khung được ký vào ngày 8/10/2003 tại Bali -Indonesia, có hiệu lực từ ngày 1/1/2010.
- Hiệp định về thương mại hàng hóa được ký vào ngày 13/8/2009 tại Bangkok, Thái Lan và 24/10/2009 tại Hà Nội, Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 1/1/2010.
- Hiệp định về Đầu tư được ký vào ngày 12/11/2014 tại Nay Pyi Taw, Myanmar, có hiệu lực từ ngày 1/7/2015
- Hiệp định về Dịch vụ được ký vào ngày 13/11/2014 tại Nay Pyi Taw, Myanmar, có hiệu lực từ ngày 1/7/2015.
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), gồm 11 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Hàn Quốc bao gồm các hiệp định:
- Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện được ký vào ngày 13/12/2005 tại Kuala Lumpur, Malaysia, có hiệu lực từ 01/07/2006
- Hiệp định về Thương mại Hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc được ký vào ngày 24/08/2006 tại Kuala Lumpur, Malaysia, có hiệu lực từ 01/07/2006
- Hiệp định về Thương mại Dịch vụ ASEAN-Hàn Quốc được ký vào ngày 21/11/2007 tại Singapore
- Hiệp định về Đầu tư ASEAN-Hàn Quốc được ký vào ngày 02/06/2009 tại đảo Jeju, Hàn Quốc
Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), gồm 11 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Nhật Bản được ký vào tháng 4/2008, có hiệu lực từ ngày 1/12/2008. Riêng đối với Malaysia có hiệu lực từ 1/2/2009.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) được ký vào ngày 25/12/2008, có hiệu lực từ 01/10/2009.
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Úc / New Zealand (AANZFTA), gồm 12 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Úc, New Zealand được ký vào ngày 27/02/2009 tại Thái Lan, có hiệu lực vào 1/1/2010. Hiệp định có hiệu lực đối với tất cả các nước vào ngày 10/1/2012.
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Chile (VCFTA) được ký vào ngày 11/11/2011 tại Honolulu, Hawaii, Mỹ, có hiệu lực từ 01/01/2014
Khu vực mậu dịch tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) được ký vào ngày 05/05/2015 tại Hà Nội, Việt Nam, có hiệu lực từ 20/12/2015.
Liên minh kinh tế Việt Nam - Á Âu (VN - EAEU FTA), gồm 6 thành viên: Việt Nam, Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan, được ký vào ngày 29/05/2015 tại Kazakhstan, có hiệu lực từ 05/10/2016.
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hồng Kông (AHKFTA), gồm 11 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Hồng Kông, được ký vào ngày 12/11/2017 tại Manila, Philippines, có hiệu lực với các quốc gia Hong Kong (Trung Quốc), Lào, Myanmar, Thái Lan, Singapore và Việt Nam từ 11/06/2019 và có hiệu lực đầy đủ thành viên còn lại từ ngày 12/02/2021.
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), gồm 11 thành viên: Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam, được ký vào ngày 08/03/2018 tại Santiago, Chile, có hiệu lực từ 30/12/2018, có hiệu lực tại Việt Nam từ 14/1/2019.
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA), gồm Việt Nam và các nước thành viên Liên minh Châu u, được ký vào ngày 30/06/2019, có hiệu lực từ 01/08/2020.
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) được ký vào ngày 29/12/2020 tại Vương quốc Anh, có hiệu lực từ 01/05/2021.
Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), gồm 16 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, New Zealand được ký vào ngày 15/11/2020 tại Hà Nội, Việt Nam, có hiệu lực ngày 01/01/2022.